Thăm nhà cổ gần 300 năm tuổi của dòng họ Đỗ

Ngôi nhà thờ của dòng họ Đỗ trong làng Đông Ngạc, Hà Nội được dân làng xem như đình làng thứ hai. Công trình kiến trúc này hiện vẫn còn nguyên nét đẹp dù đã tồn tại gần 3 thế kỷ.


 

 >> Ngôi nhà trong hẻm "mát như trong rừng" ở Quận 1, TP.HCM << 

Nhà cổ nằm trong một con ngõ sâu của làng Đông Ngạc. Theo các tài liệu, công trình xây vào thời vua Lê Cảnh Hưng năm 1760. Chiếc cổng dẫn vào nhà đã nhuốm màu thời gian nhưng còn khá nguyên vẹn.


 

Phía trước ngôi nhà là vườn cây um tùm xanh tốt

 Theo ông Đỗ Quốc Hiến, hậu duệ đời thứ 15, cụ tổ dòng họ là Đỗ Thế Giai, làm quan thời Lê - Trịnh. Khi còn sống, cụ Đỗ Thế Giai đã được triều đình phong Vương, gọi là Đỗ Đại Vương; đến khi qua đời được tôn làm Thần, gọi là Thượng đẳng phúc thần.



 

Ngôi nhà gồm nhà được chia làm hai khu vực là nhà tiền tế và chính điện. Vật liệu chính là các loại gỗ quý như lim, xoan rừng. Kiến trúc nhà cổ gồm 5 gian, hai dĩ, lợp ngói âm dương truyền thống.



Ngôi nhà cổ hiếm hoi được phép xây dựng theo kiến trúc đình làng

Gia đình hiện vẫn cón lưu giữ một Lệnh chỉ niên hiệu Cảnh Hưng 1868, theo đó, cụ Đỗ Thế Giai được phong làm Thượng đẳng phúc thần và ban cho tiền gạo thuế hàng năm. Thời đó, dòng họ Đỗ được cấp hàng trăm mẫu ruộng để phục vụ việc tế lễ.
 


 

Dù đã qua 3 thế kỷ nhưng dòng họ Đỗ vẫn lưu giữ được tất cả các hoành phi, câu đối, các hương án, giường thờ, bộ kiệu, vật dụng tế lễ từ xưa để lại...

 Trước nhà tiền tế có treo các bức hoành phi như Thiết thạch tinh trung (trung thành như sắt đá); Thượng đẳng phúc thần (phong thần). Ngoài ra còn có đôi câu đối Vạn phúc du đồng/Ngũ phúc lâm môn treo hai bên cửa và hai bức Long mã thể hiện ý chí ngang dọc trời đất.



 

Đôi hạc cao 2m đứng trên mai rùa làm bằng gỗ quý là cổ vật thể hiện giá trị của ngôi nhà



Một trong hai tấm bia có niên đại 1771 khắc ghi công trạng và đức độ
của cụ tổ Đỗ Thế Giai cùng với các quy định về việc cúng bái


 
Chiếc bàn đá cổ - nơi bày đồ tế lễ, trước khi đưa vào gian chính điện phía sau


 

Khoảng không có bề ngang 50cm đặt các chậu cây xanh mát, là nơi lưu thông khí trời, ngăncách nhà tế và chính điện. Đây là một kiểu bố trí quen thuộc thường thấy ở các ngôi đình cổ



 Một góc không gian cổ kính của ngôi nhà với chum nước, cối đá, chiêng
đồng cũng như các cột kèo rêu phong dấu thời gian

 
Gian chính điện với cột, kèo, sập gụ đều bằng gỗ. Nơi làm lễ này cũng
đặt nhiều hương án, mâm đồng, kiệu, bia đá...



 

Trải qua nhiều năm tháng, các cây cột, kèo trong ngôi nhà hầu như đã bị hư hại nặng. Phần mái gỗ cũng đã hỏng, mọt, nền gạch cổ bị thấp nên thường xuyên úng khi mưa.

 Gia đình họ Đỗ hậu duệ hàng năm đều cố gắng chắp vá, sửa sang tạm thời để duy trì nguyên trạng ngôi nhà. Trong số gần trăm ngôi nhà cổ ở làng Đông Ngạc, đây là công trình được đánh giá cổ nhất và có giá trị nhất.

( Nguồn http://xaynhadepchomoinha.blogspot.com/2017/05/ngoi-nha-tho-cua-dong-ho-o-trong-lang.html )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét