Nhà chật vườn nhỏ, nhất định phải xem cách trồng rau trong túi vải, quá sạch lại quá rẻ

Mẹ có thể tận dụng túi vải bỏ đi để trồng rau vừa sạch đẹp, ít tốn diện tích lại tránh đất bẩndây ra sàn, rất tiện lợi.



 
Trồng rau trong túi vải đang được rất nhiều ông bố, bà mẹ "nông dân phố" ưa chuộng do có nhiều ưu điểm và rất tiện lợi mà giá thành lại rẻ. Cách trồng này lại càng được yêu thích hơn đối với những gia đình không có vườn, phải trồng rau trên sân thượng, ban công nhỏ hẹp. 


 

Các bước làm rất đơn giản như sau:

Bạn cần chuẩn bị:

- Túi vải treo (có thể may, dùng lại túi cũ hoặc mua mới. Số lượng ngăn túi tùy thuộc vào nhu cầu, điều kiện diện tích của khu vực sẽ treo túi).

- 1 thanh kim loại dài 1 - 1.2 mét

- 2 - 3 móc treo kim loại hình móc câu 2 đầu, bản lề, ốc vít... đủ dùng

- Đất trồng và phân bón hữu cơ (khối lượng phụ thuộc vào số ngăn túi và cây sẽ trồng)

- Hạt giống cây hoặc rau muốn trồng

- 1 mảnh gỗ kích thước 5x5 cm để đỡ chiếc túi cách xa tường

Các bước thực hiện:

Bước 1: Gắn thanh treo lên tường

Trước tiên, bạn cần xác định vị trí sẽ thiết kế vườn treo, ví dụ ở trong nhà, ngoài ban công... và điểm tựa là những bức tường cũng cần phải bằng phẳng.



 
Tiếp theo, xác định độ cao của thanh treo sao cho khi treo túi vải lên sẽ vừa tầm tay thao tác của bạn. Thanh treo nên chọn chất liệu kim loại để tăng khả năng nâng đỡ. Sử dụng bản lề cố định thanh treo vào tường một cách chắc chắn.

Bước 2: Treo túi vải và kiểm tra mức độ thoát nước



 
Sử dụng móc treo kim loại hình móc câu 2 đầu (hoặc bất kỳ loại móc treo nào mà bạn có thể tìm mua) để treo túi vải lên. Những chiếc móc treo này phải thật khỏe, chắc chắn vì nó sẽ nâng đỡ khối lượng đất rất lớn đựng trong các túi vải.


 
Đổ nước đầy 1/3 chiếc túi để kiểm tra mức độ thoát nước. Nếu không thấy nước thấm hay nhỏ giọt ra ngoài thì dùng vật nhọn tạo một số lỗ thoát nước trên mỗi chiếc túi.

Bước 3: Đổ đất đầy các ngăn túi



 
Để tiết kiệm thời gian và giữ vệ sinh cho nhà cửa, bạn nên mua những túi đất trồng hữu cơ bán sẵn, đảm bảo đủ chất dinh dưỡng và độ ẩm tiêu chuẩn. Đổ đầy đất trồng vào các ngăn túi vải, cách miệng túi 2 - 3cm để chừa chỗ cho cây phát triển và tránh đất bị tràn ra ngoài.

Bước 4: Trồng cây giống hoặc gieo hạt

Nếu gieo hạt giống, bạn rắc trực tiếp hạt giống cây vào các túi vải. Mật độ hạt giống vừa phải giúp cây có đủ diện tích và chất dinh dưỡng để phát triển.

Nếu trồng cây con, luôn trồng sâu bộ rễ xuống đất để chúng hút được nhiều chất dinh dưỡng và sinh trưởng nhanh chóng.

Bước 5: Gia cố túi vải



 
Chèn một thanh gỗ dài, độ dày khoảng 5 - 7 cm phía sau tầng túi vải cuối cùng để nâng đỡ túi ngay ngắn, không bị đổ sát vào tường.

 

Chăm sóc vườn rau trong túi vải:

- Bạn nên dùng bình tưới vòi sen để tưới nhẹ nhàng cho vườn rau, có thể pha thêm chất dinh dưỡng vào nước để cây phát triển nhanh hơn.

- Cần thường xuyên kiểm tra sâu bệnh để tránh lây lan cho cả khu vườn.

(Nguồnhttp://xaynhadepchomoinha.blogspot.com/2017/06/nha-chat-vuon-nho-nhat-inh-phai-xem.html )

Ngỡ ngàng nhà ống trong khu dân cư chật hẹp ở Sài Gòn vẫn đẹp "bứt phá mọi giới hạn"

Nội thất phía bên trong công trình khiến người xem không thể tin nổi đây chỉ là một ngôi nhà ống nằm trong khu dân cư chật hẹp ở Sài Gòn.

Mau thiet ke nha độc đáo này nằm trong một khu phố cũ và khá chật ở quận Phú Nhuận, TP.HCM. Nhà có nhiều nhược điểm về thông gió và ánh sáng, cũng như sự riêng tư của không gian sống xung quanh, bởi vậy mà nhóm kiến trúc sư đã chọn nó để cải tạo và "thay áo mới".


>> Ngôi nhà trong hẻm "mát như trong rừng" ở Quận 1, TP.HCM  <<



 

Ngôi nhà nhìn từ bên ngoài...

 

... với tổng diện tích sàn là 240m2, chia làm 4 tầng nhà.


 

Không gian phía trước của tầng 1 rất rộng rãi, được tận dụng làm chỗ để xe.



Không gian phía sau là khoảng sân rộng có trồng cây xanh.

 

Khoảng giếng trời nhằm tận dụng ánh sáng và thông gió được thiết kế phía lưng nhà.


 



Khu vực bếp thoáng đãng được đặt trên tầng 2 với bộ bàn ăn nhỏ.




 

Gầm cầu thang được tận dụng để làm những ô cất đồ, đặt bồn rửa, tiết kiệm không gian một cách tối đa.


 

Giếng trời và không gian sinh hoạt được chia tách nhau bằng cầu thang lên xuống đặt ở giữa. 


 



Không gian trên tầng 3 gồm có phòng khách, chính là nơi sinh hoạt chung và phòng ngủ. Nhiều khoảng đón sáng được tận dụng tối đa nhằm giúp căn nhà luôn thoáng đãng và sáng sủa



 

Nhìn không gian này, không ai nghĩ đây là góc bên trong một căn nhà ống



Phòng ngủ chính rộng rãi nối liền với phòng sinh hoạt chung bằng hành lang nhỏ, ban công phòng hướng ra khu dân cư. Những bức tường ngăn cách được thay thế bằng lưới thép ô lục giác, tạo sự thông thoáng cho căn phòng.



 

Miệng giếng trời ở trên sân thượng. Ánh sáng hắt ngược từ dưới lên vào ban đêm giúp không gian ở đây thêm lung linh, sáng rõ.


 

Một mặt cắt của công trình nhà ống độc đáo này. Đây là mau thiet ke nha do cong ty xay dung nha pho dep đã thiết kế


( Nguồn http://xaynhadepchomoinha.blogspot.com/2017/06/ngo-ngang-nha-ong-trong-khu-dan-cu-chat.html )

Cách Thủ đô 45km, biệt thự của ông trùm Phan Quân khiến nhiều người sững sờ

Khu biệt thự xây theo lối kiến trúc Pháp được trang bị nội thất kiểu hoàng gia sang trọng.

Đã lâu rồi phim truyền hình Việt mới có một bộ phim khiến dân tình đã tai, đã mắt như "Người phán xử". Từ tính gay cấn của kịch bản, diễn xuất tài tình của dàn diễn viên đến những thước phim đẹp như mơ đều tạo nên sức hấp dẫn của "Người phán xử".

Là một ông trùm lẫy lừng trong giang hồ, gia đình Phan Quân cũng phải ở một nơi tương xứng với vị thế của mình. mau biet thu dep của gia đình Phan Quân ở một nơi sang trọng, hoàn hảo với nội thất phong cách hoàng gia.


 
Cổng vào hoành tráng thể hiện đẳng cấp của ông trùm giới xã hội đen.


Không gian bên trong là những biệt thự liền kề nhau của gia đình ông trùm Phan Quân và con trai Phan Hải.


 
Căn biệt thự của gia đình ông trùm nằm trên đồi, được thiết kế theo lối kiến trúc Pháp.

 
Mỗi biệt thự có hai tầng với nhiều phòng chức năng như phòng khách, phòng làm việc, phòng ngủ.


Không gian phòng khách được bày nội thất theo phong cách hoàng gia sang trọng.

 
Phòng làm việc của ông trùm được bài trí tinh tế.


Theo phong thủy, treo ảnh chân dung lên tường ở nơi làm việc khiến cho căn phòng ngập tràn nguồn dương khí, mang lại sức sống mới và những điều tốt lành nhất.

 
 Góc làm việc có view đẹp nhìn ra hồ.

 
Ông trùm thể hiện quyền lực của mình ngay cả ở gia đình với bức ảnh chân dung lớn trong phòng ăn.


 
noi that dep trong phòng ăn được trang trí tông màu vàng ấm áp - có tác dụng kích thích vị giác.


 
Phòng ngủ của vợ chồng Phan Hải - Diễm My với tông màu trắng - hồng chủ đạo.


Căn phòng khép kín với nhà vệ sinh kèm nhà tắm.


 
Sắc đèn vàng ấm áp hợp với phòng ngủ của vợ chồng.


 
Căn phòng phán xử nằm biệt lập khỏi khu nhà ở.


 
Đây là nơi ông trùm phân xử những vụ xích mích trong chốn giang hồ.

 
Trên thực tế, biệt thự Phan Thị nằm trong một khu resort ở khu vực Đập Tràn – Đồng Mô – Sơn Tây, cách trung tâm Hà Nội 45km.


 
Biệt thự được thiết kế với các không gian mở về phía hồ.


 
Bờ hồ Đồng Mô rộng 5km.


 

 Nơi đây nổi tiếng với phong cảnh hữu tình và khí hậu trong lành, mát mẻ. 

>> Tham khảo nhiều mẫu "nhà đẹp"

Nguồn (http://xaynhadepchomoinha.blogspot.com/2017/06/cach-thu-o-45km-biet-thu-cua-ong-trum.html )

Thăm nhà cổ gần 300 năm tuổi của dòng họ Đỗ

Ngôi nhà thờ của dòng họ Đỗ trong làng Đông Ngạc, Hà Nội được dân làng xem như đình làng thứ hai. Công trình kiến trúc này hiện vẫn còn nguyên nét đẹp dù đã tồn tại gần 3 thế kỷ.


 

 >> Ngôi nhà trong hẻm "mát như trong rừng" ở Quận 1, TP.HCM << 

Nhà cổ nằm trong một con ngõ sâu của làng Đông Ngạc. Theo các tài liệu, công trình xây vào thời vua Lê Cảnh Hưng năm 1760. Chiếc cổng dẫn vào nhà đã nhuốm màu thời gian nhưng còn khá nguyên vẹn.


 

Phía trước ngôi nhà là vườn cây um tùm xanh tốt

 Theo ông Đỗ Quốc Hiến, hậu duệ đời thứ 15, cụ tổ dòng họ là Đỗ Thế Giai, làm quan thời Lê - Trịnh. Khi còn sống, cụ Đỗ Thế Giai đã được triều đình phong Vương, gọi là Đỗ Đại Vương; đến khi qua đời được tôn làm Thần, gọi là Thượng đẳng phúc thần.



 

Ngôi nhà gồm nhà được chia làm hai khu vực là nhà tiền tế và chính điện. Vật liệu chính là các loại gỗ quý như lim, xoan rừng. Kiến trúc nhà cổ gồm 5 gian, hai dĩ, lợp ngói âm dương truyền thống.



Ngôi nhà cổ hiếm hoi được phép xây dựng theo kiến trúc đình làng

Gia đình hiện vẫn cón lưu giữ một Lệnh chỉ niên hiệu Cảnh Hưng 1868, theo đó, cụ Đỗ Thế Giai được phong làm Thượng đẳng phúc thần và ban cho tiền gạo thuế hàng năm. Thời đó, dòng họ Đỗ được cấp hàng trăm mẫu ruộng để phục vụ việc tế lễ.
 


 

Dù đã qua 3 thế kỷ nhưng dòng họ Đỗ vẫn lưu giữ được tất cả các hoành phi, câu đối, các hương án, giường thờ, bộ kiệu, vật dụng tế lễ từ xưa để lại...

 Trước nhà tiền tế có treo các bức hoành phi như Thiết thạch tinh trung (trung thành như sắt đá); Thượng đẳng phúc thần (phong thần). Ngoài ra còn có đôi câu đối Vạn phúc du đồng/Ngũ phúc lâm môn treo hai bên cửa và hai bức Long mã thể hiện ý chí ngang dọc trời đất.



 

Đôi hạc cao 2m đứng trên mai rùa làm bằng gỗ quý là cổ vật thể hiện giá trị của ngôi nhà



Một trong hai tấm bia có niên đại 1771 khắc ghi công trạng và đức độ
của cụ tổ Đỗ Thế Giai cùng với các quy định về việc cúng bái


 
Chiếc bàn đá cổ - nơi bày đồ tế lễ, trước khi đưa vào gian chính điện phía sau


 

Khoảng không có bề ngang 50cm đặt các chậu cây xanh mát, là nơi lưu thông khí trời, ngăncách nhà tế và chính điện. Đây là một kiểu bố trí quen thuộc thường thấy ở các ngôi đình cổ



 Một góc không gian cổ kính của ngôi nhà với chum nước, cối đá, chiêng
đồng cũng như các cột kèo rêu phong dấu thời gian

 
Gian chính điện với cột, kèo, sập gụ đều bằng gỗ. Nơi làm lễ này cũng
đặt nhiều hương án, mâm đồng, kiệu, bia đá...



 

Trải qua nhiều năm tháng, các cây cột, kèo trong ngôi nhà hầu như đã bị hư hại nặng. Phần mái gỗ cũng đã hỏng, mọt, nền gạch cổ bị thấp nên thường xuyên úng khi mưa.

 Gia đình họ Đỗ hậu duệ hàng năm đều cố gắng chắp vá, sửa sang tạm thời để duy trì nguyên trạng ngôi nhà. Trong số gần trăm ngôi nhà cổ ở làng Đông Ngạc, đây là công trình được đánh giá cổ nhất và có giá trị nhất.

( Nguồn http://xaynhadepchomoinha.blogspot.com/2017/05/ngoi-nha-tho-cua-dong-ho-o-trong-lang.html )